Các thuật ngữ vận tải đường biển thường dùng

Ngành logistic tuy ra đời chưa lâu nhưng đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Đặc biệt trong lĩnh vực vận tải biển. Việc tìm hiểu một số thuật ngữ vận tải đường biển thường dùng đang rất được quan tâm hiện nay.

Việt Nam là đất nước giáp biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 km vì vậy vận tải hàng hóa bằng đường biển chiếm một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong ngành vận tải biển có rất nhiều các thuật ngữ. Dưới đây là các thuật ngữ phổ biến thường dùng.

Ngành vận tải biển có rất nhiều thuật ngữ

Ngành vận tải biển có rất nhiều thuật ngữ

 Một số thuật ngữ trong hợp đồng vận tải biển

Laydays  ( số ngày bốc/dỡ hàng) : số ngày qui định trong hợp đồng thuê tàu, là thời gian mà người thuê có thể bốc/dỡ hàng tại cảng khẩu có liên quan. Thời gian bốc dỡ tàu có thể có hai cách quy định:

  1. Quy định chung chung, không dứt khoát: không có quy định thưởng phạt về bốc/dỡ nhanh chậm
  2. Quy định rõ ràng, dứt khoát thời gian bằng số ngày bốc/dỡ hoặc mức bốc/dỡ : có quy định thưởng phạt về bốc/dỡ nhanh chậm.

Ngày bốc/dỡ hàng tỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng mà có thể quy định bằng: ngày niên lịch hay ngày liên tục (Calendar days or Consecutive days), ngày làm việc (Working days), ngày thời tiết tốt cho làm hàng.

Trong hợp đồng có rất nhiều thuật ngữ quan trọng

Trong hợp đồng có rất nhiều thuật ngữ quan trọng

Lashings (dây chằng): dùng để cố định container hoặc hàng hóa khi tàu chạy

Latent defect (khuyết tật ẩn dấu): chỉ khuyết điểm,sai sót của tàu, dù đã được kiểm tra mẫn cán nhưng người ta vẫn không phát hiện ra. Khuyết tật ẩn dấu khiến tàu không đủ tình năng hàng hải, khi đó theo nguyên tắc Hagues 1924 người chuyên chở sẽ không phải bồi thường tổn thất.

Letter of indemnity ( giấy bảo lãnh):  Là văn bản của người đứng ngoài hợp đồng cam kết bồi thường cho một bên nếu bên đó xảy ra rủi ro. Một số trường hợp cần giấy bảo lãnh

  • Cam kết nhận vận đơn sạch
  • Bảo đảm đóng góp tổn thất chung
  • Bảo lãnh để nhận hàng: trong trường hợp người nhận không kịp đến khi tàu giao hàng nhưng vận đơn cần được xuất trình cho tàu. Người nhận phải yêu cầu ngân hàng hỗ trợ làm giấy bảo lãnh để nhận đc hàng.

Less than a container load – LCL (hàng lẻ gửi container): Khi lô hàng không đủ trọng lượng hoặc số lượng để thuê container nên phải cùng với những lô hàng lẻ khác đóng chung vào một container để gửi đi.

Light displacement (Lượng rẽ nước tàu rỗng): là trọng lượng tàu khi chưa chở hàng, bao gồm :  trọng lượng máy tàu, thân vỏ tàu, nồi hơi, nhiên liệu sót trong máy tàu, trang thiết bị và phụ tùng của tàu, trọng lượng nước sót trong nồi hơi và ống dẫn

Lighterage (lỏng hàng): lỏng hàng xảy ra khi tàu không được phép cập cầu an toàn do mớn nước hoặc cầu bị ùn tắc hoặc tàu chở hàng hóa đặc biệt buộc phải bốc dỡ ngoài cầu cảng. Lỏng hàng gây ra việc gia tăng chi phí bốc/dỡ. Trong nhiều hợp đồng thuê, chủ tàu thường quy định người chủ hàng sẽ phải chịu phí lỏng hàng.

Liner freight tariff (Biểu cước tàu chợ): Bảng liệt kê theo đặc tính hàng hóa hoặc theo thứ tự a, b, các loại cước tàu chợ đối với từng loại mặt hàng  do hãng tàu ấn định. Các chi phí bao gồm: phí bảo dưỡng tàu, phí khấu hao, phí cung ứng vật phẩm( nhiên liệu, phụ tùng,…), chi phí lương thuyền viên, chi phí bốc dỡ, phí cảng, phí quản lí hành chính,…

Ngoài ra quyết định về cước suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hệ số chất xếp hàng,  tình hình thị trường vận tải, cự ly vận chuyển. Đồng thời các yếu tố này cũng quyết định việc thu một số phụ phí như: phụ phí đồng tiền thanh toán mất giá, phụ phí về giá dầu tăng .

Light cargo (Hàng nhẹ): loại hàng có tỷ trọng thấp. Người ta thường khéo léo xếp hàng nặng kết hợp hàng nhẹ để đạt hiệu quả kinh tế vao nhất bởi vì tuy con tàu chứa đầy hàng nhẹ nhưng trọng tải an toàn tối đa của nó vẫn chưa sử dụng hết.

Limitation of liability (Giới hạn bồi thường): Dùng để chỉ số tiền tối đa mà người chở hàng phải bồi thường cho người thuê tàu/ người chủ hàng về tổn thất hàng mà mình phải chịu trách nhiệm căn cứ theo hợp đồng vận tải. Mức bồi thường được quy định do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy tắc của Luật pháp có liên quan.

10 thuật ngữ các phụ phí trong vận tải biển

Vấn đề phụ phí có rất nhiều các thuật ngữ

Vấn đề phụ phí có rất nhiều các thuật ngữ

THC (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng

D/O (Delivery Order fee): phí lệnh giao hàng

Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí này do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác bắt buộc yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu chở đến các nước đó.

CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container. Phụ phí này phát sinh khi hãng tàu thu chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chỉnh container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến

PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để cho những ngày lễ, tết.

Loading fee, Labour fee: Phí lao công tại bến bãi

Phí ISF ( Importer Security Filing): Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Hiểu được các thuật ngữ vận tải sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong lựa chọn công ty, hãng tàu vận chuyển.

CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU VẬN TẢI ĐẠI DƯƠNG XANH tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa và logistic chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng.

Đại Dương Xanh là đơn vị hàng đầu về dịch vụ vận tải

Đại Dương Xanh là đơn vị hàng đầu về dịch vụ vận tải

Chúng tôi luôn đặt lợi ích của bạn lên hàng đầu. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết rằng trong quá trình vận chuyển sẽ đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng, đúng giờ.

Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi nhờ các hình thức khuyến mại , giảm giá, và nhiều ưu đãi khác. Mọi thông tin xin truy cập website: idaiduongxanh.com để biết thêm chi tiết.

 

Các thuật ngữ vận tải đường biển thường dùng
Rate this post